Nguy Cơ Của Viêm Tĩnh Mạch Huyết Khối Không Phải Ai Cũng Biết

Những cục máu đông này làm giảm tốc độ lưu thông máu, nguy hiểm hơn những cục máu đông nhỏ sẽ đi sâu vào trong tĩnh mạch. Cùng voykhoa.com.vn tìm hiểu trong bài viết sau đây bạn nhé!

 

Viêm tĩnh mạch huyết khối là bệnh gì?

Viêm tĩnh mạch huyết khối là tình trạng tĩnh mạch bị sưng và hình thành những cục máu đông. Những cục máu đông này làm giảm tốc độ lưu thông máu, nguy hiểm hơn những cục máu đông nhỏ sẽ đi sâu vào trong tĩnh mạch.

Những vùng bị viêm thường có tình trạng sưng to, sờ vào thấy đau, ngứa ngáy, đỏ rát gây khó chịu cho người bệnh. Tuy viêm tĩnh mạch khối có thể xảy ra ở cả tay, chân, cổ nhưng viêm tĩnh mạch chân ảnh hưởng nhiều hơn.

Viêm tĩnh mạch huyết khối là bệnh gì?

Xem thêm: Chất lượng cuộc sống của phụ nữ giảm vì suy tĩnh mạch

Tuy viêm tĩnh mạch không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên nó có thể gây ra nhiều biến chứng là các căn bệnh nguy hiểm. Viêm tĩnh mạch được chia làm 2 loại. Nếu các khối máu đông ở gần bề mặt da thì gọi là viêm tĩnh mạch nông.

Nếu khối máu đông đi sâu vào tĩnh mạch thì gọi là viêm huyết khối tĩnh mạch sâu. Những khối máu khi vỡ sẽ đi vào phổi, gây ra bệnh viêm tắc phổi nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng viêm tĩnh mạch huyết khối nông

Tĩnh mạch bị viêm và xuất hiện huyết khối ở gần bề mặt da. Khu vực tắc tĩnh mạch có các vệt đỏ chạy dài, khi chạm vào có cảm giác xơ cứng, nóng, đau âm ỉ. Căn bệnh diễn biến khá thất thường, có thể xuất hiện do tự phát.

Những người dễ mắc bệnh nhất là những người có tiền sử giãn tĩnh mạch hay viêm mạch kết hợp chấn thương. Người bị bệnh ung thư cũng xuất hiện viêm tĩnh mạch nông ở nhiều đoạn và tái đi tái lại nhiều lần.

Viêm tĩnh mạch huyết khối nông là bệnh không quá nghiêm trọng và có thể điều trị. Tuy nhiên nó cũng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời.

Triệu chứng viêm tĩnh mạch huyết khối sâu

Bệnh chỉ được xác định bằng phương pháp xét nghiệm. Triệu chứng thường gặp ở viêm tĩnh mạch huyết khối sâu là đau đớn khi đi lại, bắp chân căng đau, có thể xảy ra hiện tượng sưng, phù. Các cục máu đông nằm sâu trong tĩnh mạch có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng.

Trong những người mắc bệnh viêm tĩnh mạch, chỉ có khoảng 50% mắc viêm tĩnh mạch huyết khối sâu. Vì có những triệu chứng không rõ ràng, bệnh thường chỉ được phát hiện khi xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

dieu tri viem tinh mach

Đọc thêm: Những biến chứng mà bệnh suy tĩnh mạch mang lại

Nguyên nhân gây bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối

Đối với viêm tĩnh mạch huyết khối nông

  • Di truyền bởi cha hoặc mẹ
  • Người đang mắc bệnh giãn tĩnh mạch
  • Chấn thương tạo nên những khối máu đông
  • Phụ nữ có thai bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố
  • Ung thư
  • Tĩnh mạch bị ảnh hưởng do tiêm thuốc kích thích

Đối với viêm tĩnh mạch huyết khối sâu:

  • Di truyền
  • Gặp phải các chấn thương nghiêm trọng
  • Nằm trên giường lâu ngày bị tê liệt
  • Thiếu vận động
  • Hút thuốc lá gây ra các khối máu đông
  • Ung thư: ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến giáp
  • Những người phải đứng hoặc ngồi lâu do công việc

Đối với viêm tĩnh mạch huyết khối sâu

 

Viêm tĩnh mạch huyết khối có thể xảy ra ở những độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là:

Phụ nữ có thai

Nội tiết tố thay đổi, tăng cân, giảm thời gian vận động và nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ mắc viêm tĩnh mạch huyết khối hơn bình thường

Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai: Sử dụng thuốc tránh thai khiến hormone thay đổi, không những ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt mà còn có nguy cơ mắc bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối

Di truyền

80% người mắc bệnh có bố hoặc mẹ có tiền sử bị bệnh hoặc các vấn đề liên quan đến máu.

Không vận động: Không vận động trong trong thời gian dài ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Xảy ra do nằm viện trong thời gian dài hoặc do lười vận động.

Người thừa cân, béo phì

Cân nặng lớn làm tăng áp lực lên chân, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao.

Phải đứng nhiều hoặc ngồi nhiều: Người có công việc bắt buộc phải đứng hay ngồi nhiều sẽ hạn chế khả năng lưu thông máu, hay tê buốt, nhức mỏi mỗi khi đứng lên ngồi xuống.

Rượu bia, thuốc lá

 

Là tác nhân gây ra rất nhiều bệnh, trong đó có viêm tĩnh mạch huyết khối.

Đang mắc bệnh ung thư: Ung thư bụng, ung thư tuyến tụy,… là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh.

nguyen nhan mac benh viem tinh mach

Điều trị viêm tĩnh mạch huyết khối

Đối với viêm tĩnh mạch huyết khối nông

Để làm giảm triệu chứng viêm, đầu tiên bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như Steroid. Nếu khu vực viêm huyết khối không nằm phía sau khớp đầu gối thì có thể kết hợp động tác nâng cao chân lên xuống hoặc làm nóng tại chỗ.

Trong tình trạng nguy hiểm hơn như vùng bị bệnh lan rộng và lan xuống điểm nối đùi, phương pháp điều trị có thể là thắt và tách tĩnh mạch. Phương pháp trên sẽ giúp thuyên giảm triệu chứng bệnh. Nếu muốn khỏi bệnh nhanh có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch.

Nêu bệnh có dấu hiệu lây lan nhanh, bệnh nhân sẽ phải sử dụng thuốc chống đông máu. Đây là trường hợp khối máu đông đã đi sâu vào tĩnh mạch, gây nguy hiểm cao cho người bệnh.

Đối với viêm tĩnh mạch huyết khối nông

Đối với viêm tĩnh mạch huyết khối sâu

Khi bị viêm tĩnh mạch huyết khối sâu, đầu tiên phải dùng thuốc chống đông máu để ngăn ngừa những khối máu đông nhỏ đi vào sâu tĩnh mạch.

Trong trường hợp khu vực bệnh lan rộng và khiến quá trình lưu thông máu gặp trục trặc, có thể áp dụng phương pháp cắt tiểu cầu. Đây là phẫu thuật chèn một ống thông vào tĩnh mạch để hút các cục máu đông. Một cách khác đó là làm tan máu đông bằng thuốc.

Nếu các huyết khối hình thành nhiều trong tĩnh mạch sâu làm tăng nguy cơ thuyên tắc phổi. Bác sĩ có thể áp dụng phương pháp đặt ống lọc. Thủ thuật này có tác dụng ngăn chặn máu đông đi vào phổi.

Tuy nhiên, dễ gây ra những biến chứng như: Nhiễm trùng, tổn thương tĩnh mạch, mạch máu bị mở rộng khiến máu đông dễ đi qua ống lọc di chuyển vào phổi, ….

Chế độ sinh hoạt khi bị viêm tĩnh mạch huyết khối

Sử dụng vớ y khoa: Đây là các đơn giản và hiệu quả khi bị viêm tĩnh mạch huyết khối ở chân. Khi dùng vớ, áp lực của vớ ở chân sẽ giúp các van trong tĩnh mạch được khép kín, hạn chế hiện tượng máu trào ngược – nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch chân. Thêm vào đó, đối với người bệnh là phụ nữ công sở, mang vớ còn giúp che đi phần mạch máu thiếu thẩm mỹ, giúp người bệnh yên tâm diện đồ.

Kiểm soát cân nặng

Áp lực quá lớn dồn vào đôi chân gây ra suy giãn tĩnh mạch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối. Nếu bạn có vấn đề về cân nặng, hãy đặt ra chế độ ăn kiêng để giảm cân. Nên chú trọng vào những thực phẩm tươi sống, hạn chế chất béo đồ ngọt để không làm bệnh tiến triển xấu.

Tập thể dục

Bị viêm tĩnh mạch huyết khối rất cần đi bộ. Đây là cách đơn giản giúp tăng tuần hoàn máu ở chân giúp bệnh mau hồi phục. Ngay khi phẫu thuật xong, bạn cũng cần tập đi bộ càng sớm càng tốt.

Tập các bài thể dục cho chân: Hoàn toàn có thể tập luyện ngay khi đi làm hoặc lúc mới thức dậy. Ở trên giường, bạn có thể tập những bài nâng chân lên cao, hạ chân xuống lặp đi lặp lại trong vòng 10 phút. Ở nơi làm việc, nếu ngồi hoặc đứng quá lâu, hãy vận động chân bằng cách thay đổi tư thế, co chân, kê chân lên cao để máu tuần hoàn tốt nhất.

Kiêng rượu bia, thuốc lá: Rượu bia, thuốc lá là tác nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như gout và suy giãn tĩnh mạch. Đây là những nguyên nhân gây ra bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối cực kì nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh tuyệt đối phải kiêng rượu bia và thuốc lá.

Bản lĩnh đàn ôngmáy đo huyết ápHùng hymáy xông mũi họngmáy đo đường huyếtTre khỏe đẹp