Cách mang vớ y khoa giặt và bảo quản đúng cách

Việc sử dụng đúng cách vớ y khoa là vô cùng quan trọng. Cách mang vớ y khoa đúng giúp bạn thoãi mái khi sử dụng, điều trị bệnh giản tĩnh mạch một cách hiệu quả. Sử dụng sai cách có thể làm khiến phản tác dụng và gây ra cách vấn đề không tốt. Cùng Vớ Y Khoa tham khảo ngay các sử dụng vớ y khoa đúng cách trong bài viết sau đây bạn nhé!

Tại sao sử dụng vớ y khoa điều trị suy giãn tĩnh mạch?

 
Mang vớ y khoa là một biện pháp điều trị hay được sử dụng. Khi mang vớ với áp lực phù hợp, các van tĩnh mạch bị hở (giãn) sẽ khép kín trở lại, nhờ đó phục hồi lại được chức năng, hạn chế máu ứ trệ chảy ngược và cải thiện dòng hồi lưu tĩnh mạch trở về tim, giảm nhẹ các triệu chứng của suy tĩnh mạch mạn tính như phù, nhức, đau và đề phòng được hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu.
 

Cách mang vớ y khoa đúng cách

Cách 1:

- Bước 1: Dùng hai tay nắm hai bên miệng vớ và kéo lên.


- Bước 2: Kéo vớ qua khỏi bàn chân, càng lên cao càng tốt.


- Bước 3: Chọn một đoạn giữa thân vớ mà bạn có thể nắm được hai bên và kéo lên tiếp tục, càng cao càng tốt.
- Bước 4: Ở những đoạn vớ bị chùn/đùn hoặc bị gấp lại, kéo vớ xuống qua điểm đó rồi kéo lên trở lại
- Bước 5: Lặp lại thao tác đó để loại bỏ những chỗ vớ bị đùn, gấp.
- Bước 6: Kiểm tra vớ ngay đúng vị trí gót chân.

Cách 2:

- Bước 1: Lộn trái vớ, đến vị trí gót vớ.


- Bước 2: Đưa bàn chân vào, kéo vớ lên cho đến khi bàn chân ngay ngắn và gót chân ngay đúng vị trí gót vớ.


- Bước 3: Dùng tay nắm hai bên miệng vớ và kéo vớ lên đều tay

Trường hợp người lớn tuổi đau cơ, khớp tay hoặc đau lưng không cúi xuống mang vớ được. Bạn nên tìm hiểu cách mang vớ bằng khung hỗ trợ. Khung do nhà sản xuất thiết kế giúp mang vớ dễ dàng hơn.

Xem thêm Video Hướng Dẫn Cách Mang Vớ Y Khoa – Vớ Y Khoa RelaxSan Italy

Lưu ý cách mang vớ y khoa chống giãn tĩnh mạch

- Tốt nhất nên thay đổi vớ mới sau 3-6 tháng

- Không nên mang vớ khi đi ngủ, tư thế nằm.

- Nên mang vớ khi đi – đứng – ngồi – tập thể thao.

- Để chọn vớ y khoa đúng áp lực điều trị, nên xem kỹ mức áp lực ghi rõ trên hộp vớ.

- Nếu không thể chịu đựng được việc mang vế suốt ngày thì thời gian đầu hãy mang vế ít giờ cho quen rồi tăng thời gian dần.

- Nếu bị ngứa khi sử dụng vớ y khoa, bạn nên sử dụng phấn trẻ em thoa đều lên da trước khi mang vớ sẽ giúp giảm cảm giác ngứa, thời gian ngắn sau cảm giác ngứa sẽ giảm dần.

- Kiểm tra thường xuyên xem vớ có bó chặt gây đau hay kẹp vào da tại nơi miệng vớ, vì nó có thể làm ngắt dòng máu và thực sự có nguy cơ gây huyết khối.

- Phải theo dõi các vấn đề dòng máu ở chân và bàn chân của bạn, ít nhất là một lần trong ngày. Nếu da bị nứt, lạnh, tái, hay tím, hoặc bị tê hay có cảm giác như kim châm kéo dài khi mang vớ thì phải gọi điện thoại cho bác sĩ. Có thể bạn phải đổi vớ có kích thước và cường độ khác để giữ cho dòng máu đi xuống chân tốt. 

Nên sử dụng suốt ngày hay chỉ vào giờ nào trong ngày?

 
Duy trì mang vớ suốt ngày, mọi ngày, và bỏ ra ban đêm. Nếu bạn không thể chịu đựng mang vớ suốt ngày thì lúc đầu hãy mang trong ít giờ cho quen rồi sau tăng dần.
 

Cách giặt vớ y khoa ra sao? 

 
Nên giặt vớ mỗi ngày. Nên giặt riêng vớ, không giặt chung với các loại đồ khác. Nên dùng loại xà bông thường hoặc bột giặt càng ít chất tẩy càng tốt, nên giặt vớ bằng tay.
 
 Chú ý không dùng nước tẩy trắng javen vì sẽ làm mau hư vớ. Phơi vớ trong bóng râm chỗ thoáng mát, hoặc để dưới quạt trong vài tiếng đồng hồ vớ sẽ khô. Không được làm khô vớ bằng cách hơ trên lửa, để lên vật dụng nóng hoặc dùng bàn ủi vì sẽ làm chảy vớ.

Cách bảo quản vớ y khoa

Móng tay, nhẫn và đồ trang sức đeo tay có thể gây vết xước làm hỏng vớ. Tháo bỏ đồ trang sức, không dùng móng tay kéo vớ, dùng mặt trong bàn tay mềm mại để mang vớ. Có thể sử dụng găng tay cao su nếu móng tay bạn dài.

Làm như thế nào khi vớ đùi y khoa thường bị tuột?

 
Khi sử dụng vớ thì kéo cao lên đến gần đáy quần, vớ co dãn được 3 chiều nên bạn có thể kéo lên cao dù người cao hay thấp, cần phải lưu ý khi kéo vớ lên cao thì kéo căng đều tay từ cổ chân lên đến đùi những thao tác này giúp vớ ôm sát và bám chắc vào chân.
 
 
Làm như thế nào khi vớ đùi thường bị tuột?

Khi mang vớ y khoa bị ngứa cần làm gì?

 
Sử dụng phấn em bé thoa đều lên da trước khi mang giúp giảm cảm giác ngứa rất hiệu quả, những ngày đầu tiên sử dụng vớ có thể có cảm giác ngứa da nhẹ do áp lực điều trị, người dùng nên tiếp tục sử dụng, tình trạng ngứa sẽ giảm dần.
 

Kinh nghiệm mua vớ y khoa

 
Sau khi được bác sĩ chỉ định mang vớ áp lực, trước khi quyết định mua vớ nào bạn phải đo vòng chân để chọn kích thước cho phù hợp. Tham khảo ý kiến bác sĩ về kích thước và cường độ của vớ thích hợp với bạn và phải mua loại tốt. Vì việc mang vớ có kích thước không phù hợp, quá lỏng không phòng ngừa được huyết khối hoặc quá chặt ngăn cản dòng máu. Trường hợp tăng hay giảm cân và sự thay đổi tình trạng phù, phải đổi vớ kích thước khác.
 

Mua vớ y khoa chính hãng ở đâu?

 

Hiện nay, Siêu thị y tế Hùng Hy được biết đến như một nhà phân phối sản phẩm vớ y khoa hàng đầu tại Việt Nam. Với việc tìm hiểu về công dung và mức giá từ các thương hiệu vớ y khoa được sử dụng trên toàn thế giới.

Siêu thị y tế Hùng Hy đã mang tới giải pháp phòng ngừa và điều trị giãn tĩnh mạch chân phù hợp cho người tiêu dùng Việt Nam đó chính là vớ y khoa từ nhà sản xuất Relaxsan Italy.

Để biết thêm thông tin về cách sử dụng vớ y khoa, bạn có thể gọi tới số chăm sóc khách hàng (08) 3984 3646, đội ngũ chuyên viên tư vấn từ Siêu thị y tế Hùng Hy sẽ giải đáp mọi thắc mắc trong quá trình sử dụng vớ y khoa,...

Tham khảo sản phẩm Vớ Y Khoa Relaxsan tại Voykhoa.com.vn

Bản lĩnh đàn ôngmáy đo huyết ápHùng hymáy xông mũi họngmáy đo đường huyếtTre khỏe đẹp