Chân nổi gân xanh có phải là bệnh suy giãn tĩnh mạch

Bệnh giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, suy van tĩnh mạch chi dưới là những cụm từ này chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân từ đó dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra nhiều biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Cùng Vớ Y Khoa Relaxsan tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Chớ chủ quan khi tay, chân nổi gân xanh

Bệnh chân nổi gân xanh do nhiều nguyên nhân gây nên và thường liên quan đến các yếu tố như tuổi (thường là phụ nữ ngoài 30 trở lên), béo phì, di truyền, giới tính (nữ giới hay mắc bệnh này hơn nam giới), những người làm công việc càng đòi hỏi đứng lâu hay ngồi lâu càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh,...

Chân nổi nhiều gân xanh không chỉ làm mất đi vẻ thẩm mỹ mà ẩn sau nó còn là mối lo về sức khỏe của bạn. Theo BS. Hoàng Văn Dũng - Khoa Cơ Xương Khớp, BV Bạch Mai, Hà Nội cho biết: chân nổi gân xanh là bệnh không quá nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nó làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thường ngày khiến người bệnh thường xuyên bị đau nhức, mỏi mệt. Đây là một trong những biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch chân.

Triệu chứng thường gặp của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

 
Khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều sẽ gây ra cảm giác đau chân, nặng chân, mỏi chân. 
 

Phù chân

 
Khi bạn cảm thấy mang giày dép chật so với bình thường thì có thể bạn đang bị phù chân và thường thấy ở vùng mắt cá chân, bàn.
 

Chuột rút (vọp bẻ)

 
Tình trạng mà các cơ bị co thắt một cách đột ngột, làm cho chúng ta có cảm giác đau dữ dội ở bắp thịt, làm cho người bệnh không tiếp tục cử động được và ngoài ra còn có cảm giác tê chân, châm chích, như có kiến bò vùng cẳng chân,…
 

Gân xanh

 
Có thể nổi li ti từng mảng lớn nhỏ khác nhau trong tĩnh mạch, nổi gân xanh hoặc tím đỏ (tĩnh mạch hình mạng nhện) hay nổi to ngoằn ngoèo dưới da.
 
Da vùng chân biến đổi màu sắc, ngứa, chàm rất khó chữa lành.
 

Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?

 

Bệnh giãn tĩnh mạch còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch, đó là bệnh liên đến chức năng đưa máu về tim, nơi bị bệnh ta sẽ thấy nổi phình lên bề mặt da các đường tĩnh mạch (mạch máu). Nguyên do các van tĩnh mạch chịu phải sự tổn thương lớn làm máu bị đảo ngược chiều so với tuần hoàn chính nó, các tĩnh mạch nông qua tĩnh mạch xiên và tĩnh mạch sâu lưu thông ngược chiều rồi chịu áp lực vào thành tĩnh mạch gây ra bệnh giãn tĩnh mạch
 
Căn cứ vào các triệu chứng kể trên thì có  khả năng bạn bị giãn tĩnh mạch chân. Bản chất của bệnh giãn tĩnh mạch chân không gây nguy hiểm đến tính mạng, có cảm giác khó chịu, đau và mất thẩm mỹ, khó khăn trong sinh hoạt.
 
 
Nhưng biến chứng của căn bệnh này thì lại rất nguy hiểm có thể gây tử vong nếu như bị tắc mạch phổi, lâu ngày thì nó sẽ hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch có thể gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc nhiều chỗ khác.
 
 
Các tĩnh mạch giãn to dần đến một lúc nào đó sẽ bị vỡ khi chấn thương hay va chạm nhẹ, gây xuất huyết, bầm máu. Sự rối loạn biến dưỡng da ở cẳng chân lâu ngày sẽ dẫn đến chàm, tăng sắc tố da và loét chân do ứ đọng. Tình trạng loét chân do tĩnh mạch là một biến chứng rất khó điều trị.
 

Cách điều trị suy giản tĩnh mạch

 
Để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mang tính xã hội, liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và làm việc. Để có thể giảm hoặc phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch thì chúng ta không nên đứng quá lâu, ngồi quá nhiều, không nên ngồi làm việc một chỗ liên tục trong suốt buổi làm việc mà chúng ta cũng cần phải giải lao trong thời gian làm việc. Trong lúc làm việc, có thể tập các bài tập vận động chân để máu lưu thông tốt. Ngoài ra chúng ta cần phải ăn nhiều rau quả, các chất xơ, vitamin. 
 
 
 
Để làm chậm tiến triển của bệnh, cần loại bỏ những thói quen có hại là đứng, ngồi lâu, khiêng vác nặng... Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, có thể điều trị làm giảm triệu chứng bằng các thuốc tăng trương lực tĩnh mạch, phối hợp với mang vớ y khoa (vớ y khoa giãn tĩnh mạch chân) tạo áp lực ngăn máu chảy ngược (bas contention). Nếu bệnh ở giai đoạn nặng gây đau nhiều và nổi nhiều búi mạch, có thể phải cần đến phương pháp phẫu thuật lấy bỏ bớt một vài tĩnh mạch ở chân.
Tìm hiểu các sản phẩm: Vớ giãn tĩnh mạch tại Vớ Y Khoa
Đi bộ cũng là một phương pháp tập luyện có thể giảm được căn bệnh này. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý là trong bệnh suy tĩnh mạch chi dưới, đi bộ không phải là giải pháp tối ưu nhất, và nếu đi bộ không đúng cách cũng có thể làm bệnh nặng thêm. Nên đi bộ ít hơn, không đi quá xa, phải đi bộ với vận tốc nhanh, tránh đi liên tục mà nên vừa đi vừa nghỉ, ngối gác chân cao. Nếu đã suy tĩnh mạch nhiều, phải mang vớ trong khi đi bộ. Nếu có thể bạn nên đi bơi lội là môn thể thao thích hợp nhất cho bệnh lý này.
 
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch tuyệt đối không nên ngâm chân trong nước vì làm như vậy tĩnh mạch sẽ giãn nở thêm làm chân có thể bị sưng to và gây đau nhức. Đồng thời bệnh nhân có thể sử dụng những viên uống thảo dược chứa những thành phần thiên nhiên có tác dụng tăng sức bền thành tĩnh mạch.
Bản lĩnh đàn ôngmáy đo huyết ápHùng hymáy xông mũi họngmáy đo đường huyếtTre khỏe đẹp