Giãn Tĩnh Mạch Có Mấy Cấp Độ Và Chi Phí Chữa Suy Giãn Tĩnh Mạch Ra Sao?

Suy giãn tĩnh mạch là một loại bệnh làm cho người mắc phải chịu đựng nhiều sự đau đớn, di chuyển khó khăn thậm chí có thể bị hoại tử hoặc nhiễm trùng chi. Giãn tĩnh mạch có nhiều cấp độ và chi phí chữa suy giãn tĩnh mạch cũng có sự chênh lệch giữa các bệnh viện, giữa các cấp độ mắc phải… Suy giãn tĩnh mạch là một loại bệnh cần phải điều trị nhanh chóng để tránh những hậu quả không mong muốn. 

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là một loại bệnh có xuất hiện tình trạng các mạch máu ở hệ thống tĩnh mạch bị ứ đọng lại ở chân, không phân bổ lên các tĩnh mạch chủ để đưa về tim như thông thường. Với tình trạng này có thể làm tăng các áp lực thủy tĩnh có trong tĩnh mạch làm cho tĩnh mạch bị phình và giãn ra.
Nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới các hậu quả như người bệnh sẽ bị nặng chân, đau nhức, phù nề chân và hay chuột rút về đêm. Nếu nặng hơn có thể gây ra vết chàm da và lở loét chân không thể lành.

Giãn tĩnh mạch đang phổ biến hiện nay và ảnh hưởng tới sinh hoạt rất nhiềuGiãn tĩnh mạch đang phổ biến hiện nay và ảnh hưởng tới sinh hoạt rất nhiều

Biểu hiện của các cấp độ suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch có 3 giai đoạn chính theo từng mức độ nặng nhẹ xảy ra như sau và chi phi chữa suy giãn tĩnh mạch ít hay nhiều cũng phụ thuộc vào cấp độ bệnh:

  • Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn này hậu như người bệnh sẽ không cảm nhận rõ ràng được cảm giác của bệnh giãn tĩnh mạch. Đa phần chỉ cảm thấy có vẻ nặng chân hơn nhưng thường không để ý và nghĩ bình thường nên không chú ý điều trị giai đoạn này. Nếu nặng hơn thì người bệnh sẽ cảm thấy dễ mỏi chân và chân có biểu hiện phù nhẹ nếu đứng quá lâu hoặc có cảm giác như bị kim châm và kiến bò ở khu vực cẳng chân, hay chuột rút vào ban đêm… Trong giai đoạn đầu nếu nặng thì có thể thấy được các mạch máu nhỏ li ti nổi trên bề mặt gia như hình mạng nhện, cũng có thể lớn hoặc sâu hơn thành dạng lưới ở lớp da. Chính vì những biểu hiện không quá rõ ràng cũng như chưa có ảnh hưởng gì nhiều nên đa phần người bệnh không chú ý hoặc cố tình phớt lờ không quan tâm và bỏ qua tình trạng này, dẫn tới các giai đoạn tiếp theo nặng nề hơn.
  • Giai đoạn tiến triển: Ở giai đoạn này người bệnh sẽ bắt đầu có những biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch khá rõ ràng hơn giai đoạn đầu. Người bệnh trong giai đoạn này sẽ bắt đầu có những biểu hiện của việc phù nề ở mắt cá chân hoặc bàn chân, vùng cẳng chân của người bệnh sẽ bị đổi màu da và bắt đầu có biểu hiện loạn dưỡng do máu ở tĩnh mạch bị ứ đọng lâu ngày. Giai đoạn này các tĩnh mạch sẽ bị giãn căng hơn nên gây cho người bệnh cảm giác đau nhức ở chân nhiều và máu bị thoát ra vì vỡ trong mạch gây phù chân, nếu nặng hơn sẽ thấy rõ các búi tĩnh mạch bị nổi to lên trên mặt da một cách thường xuyên và các mảng máu bầm sẽ xuất hiện rõ rệt trên da.
  • Giai đoạn biến chứng: Giai đoạn này là giai đoạn nặng nhất của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Trong giai đoạn biến chứng, các tĩnh mạch bị giãn to thành các búi và tạo huyết khối trong lòng vì bị viêm. Đồng thời sẽ xuất hiện tình trạng lở loét do thiểu dưỡng dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng…

Giãn tĩnh mạch có 6 mức độ nặng nhẹ khác nhau đáng chú ýGiãn tĩnh mạch có 6 mức độ nặng nhẹ khác nhau đáng chú ý

Theo bảng phân phối cấp độ của suy giãn tĩnh mạch CAEP thì các cấp độ sẽ được chia thành C1-C6 tương ứng từ nhẹ đến nặng:
C1: Tình trạng giãn tĩnh mạch mạng nhện hoặc dạng lưới
C2: Tĩnh mạch giãn lớn dưới da >3mm
C3: Phù
C4: Cấu trúc da và mô dưới da biến đổi (chàm)
C5: Loét có thể lành
C6: Loét không thể lành

Có mấy loại điều trị suy giãn tĩnh mạch

Chi phí chữa suy giãn tĩnh mạch là bao nhiêu? Tùy vào cấp độ bệnh giãn tĩnh mạch của bạn đang ở mức nặng hay nhẹ mà các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng đối tượng bệnh nhân khác nhau. Có 3 phương pháp điều trình dựa vào tình trạng cấp độ mắc phải chúng ta có thể tham khảo!

Đối với cấp độ nhẹ (từ 0 - C1)

Ở giai đoạn này các biểu hiện cũng như tình trạng của giãn tĩnh mạch không quá nghiêm trọng cũng như không gây khó khăn hay khó chịu cho người bệnh. Cho nên giai đoạn nhẹ này chỉ cần thay đổi chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống và luyện tập là có thể giảm đi tình trạng giãn tĩnh mạch.

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin C và E, uống nhiều nước cũng như hạn chế sử dụng bia rượu, chất kích thích, dầu mỡ và đồ ăn cay…
  • Thay đổi chế độ sinh hoạt: Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, nên có thời gian đi lại hoặc thư giãn nhiều hơn.
  • Luyện tập thể dục: Nên tập thói quen luyện tập thể dục như các bộ môn yoga, bơi lội, đi bộ… để cơ thể được khỏe khoắn và các tĩnh mạch được lưu thông máu tốt hơn.

 Mỗi cấp độ sẽ có một phương pháp điều trị khác nhauMỗi cấp độ sẽ có một phương pháp điều trị khác nhau


Đối với cấp độ tiến triển (C2 - C4)

Giai đoạn này bắt đầu có những biểu hiện rõ ràng hơn nên người bệnh sẽ có thể nhận biết được tình trạng bệnh của mình. Các bệnh nhân trong giai đoạn này sẽ mắc phải khác nhiều khó khăn cũng như ảnh hưởng nhiều việc sinh hoạt hàng ngày do vậy cần phải bắt đầu dùng thuốc để điều trị và giảm các triệu chứng cũng như hỗ trợ cải thiện cuộc sống hơn.


Đối với cấp độ biến chứng (C5 - C6)

Chi phí chữa suy giãn tĩnh mạch ở biến chứng C5 - C6 rất cao. Trong giai đoạn này người bệnh phải thật sự cẩn thận vì có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như các huyết khối tĩnh mạch, vỡ tĩnh mạch hoặc lở loét từ da… cho nên giai đoạn này nếu điều chỉnh thông thường sẽ không có hiệu quả mà phải tiến hành phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ để loại bỏ các tĩnh mạch bị suy giãn ra khỏi để người bệnh được thoải mái và sinh hoạt ổn định hơn.

Tuy nhiên, tình trạng giãn tĩnh mạch có thể sẽ tái lại nếu như không có chế độ sinh hoạt, lối sống lành mạnh thì các tĩnh mạch vùng khác cũng có thể bị giãn và gặp phải những biến chứng trước đó.

Suy giãn tĩnh mạch nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến hoại tử

Suy giãn tĩnh mạch nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến hoại tử


Chi phí chữa suy giãn tĩnh mạch là bao nhiêu?

Chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch có nhiều mức biến động vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng bệnh, thể trạng bệnh nhân, phương áp áp dụng phù hợp…. Cho nên chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch tùy vào từng yêu cầu sẽ có những mức khác nhau.
Thông thường có 3 phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch được phổ biến bao gồm:

  • Điều trị bằng phương pháp tiêm xơ tĩnh mạch có mức chi phí từ 15 - 30 triệu
  • Điều trị bằng phương pháp laser có mức chi phí từ 25 - 40 triệu
  • Điều trị bằng phương pháp keo sinh học Venaseal với mức giá hơn 100 triệu


Do vậy, tùy vào tình trạng của bạn đang ở mức nào bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp nhất để sớm giải quyết dứt điểm tình trạng trên. Do đó, chi phí chữa suy giãn tĩnh mạch cũng khác nhau nhiều. Như vậy có thể thấy, tình trạng suy giãn tĩnh mạch sẽ mang lại những vấn đề khó khăn trong sinh hoạt và tốn kém rất nhiều chi phí, thời gian để chữa trị nên giai đoạn ban đầu chúng ta không để tâm hay khắc phục lối sống, sinh hoạt và luyện tập thể dục thể thao.

>>> Xem thêm: Bài tập giãn cơ chân hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch

Các bác sĩ khuyên giai đoạn đầu nên chú tâm rèn luyện thể thao với vớ y khoa trong các hoạt động chạy bộ, chơi thể thao để đảm bảo được sức khỏe và giảm bớt tình trạng giãn tĩnh mạch là điều cần thiết. Nếu bạn cần tư vấn vớ y khoa chuẩn y tế có thể liên hệ cho voykhoa.com.vn hỗ trợ thêm thông tin để ngăn ngừa tình trạng giãn tĩnh mạch nhé!

 
Bản lĩnh đàn ôngmáy đo huyết ápHùng hymáy xông mũi họngmáy đo đường huyếtTre khỏe đẹp