7+ cách ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch không phải lúc nào cũng gây ra vấn đề. Trong một số trường hợp, chúng có thể được giải quyết bằng những thay đổi lối sống đơn giản. Bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn những lời khuyên hữu ích về cách ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch. 

Nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch

Tiền sử gia đình

Nếu ba mẹ bạn bị giãn tĩnh mạch, thì bạn cũng có nhiều khả năng mắc chứng bệnh này hơn. Một nửa trong số những người bị suy giãn tĩnh mạch có tiền sử gia đình mắc bệnh.

Tuổi tác

Khi bạn già đi, các van trong tĩnh mạch có thể không hoạt động tốt như khi bạn còn trẻ. Đây là một yếu tố nguy cơ khác của chứng giãn tĩnh mạch.

Thai kỳ

Em bé đang lớn không chỉ gây áp lực lên bàng quang mà còn tạo áp lực lên các tĩnh mạch chân của bạn. May mắn thay trong trường hợp này, các tĩnh mạch thường cải thiện từ 3 đến 12 tháng sau khi sinh.

Mang thai tạo áp lực lên các tĩnh mạch chân

Mang thai tạo áp lực lên các tĩnh mạch chân

Giới tính

Những thay đổi nội tiết tố mà bạn trải qua, cùng với việc sử dụng thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Thừa cân hoặc béo phì

Trọng lượng dư thừa này tạo thêm áp lực lên tĩnh mạch, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Cục máu đông trước đó

Nếu bạn đã từng bị chấn thương ở chân hoặc tĩnh mạch, điều này có thể làm suy yếu chúng, làm tăng khả năng mắc bệnh giãn tĩnh mạch.

Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài

Giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài buộc các tĩnh mạch phải làm việc nhiều hơn, điều này có thể khiến bạn gặp nguy hiểm. 

Đứng trong thời gian dài có thể gây bệnh suy giãn tĩnh mạch

Đứng trong thời gian dài có thể gây bệnh suy giãn tĩnh mạch

7+ cách ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch

Tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian dài

Nhân viên văn phòng ngày nay có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch nhiều hơn hoặc khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Hãy nhớ nghỉ giải lao ít nhất nửa giờ một lần và đứng lên đi lại một lúc, ngay cả khi chỉ là về phòng nghỉ và quay lại. Điều này buộc cơ chân phải di chuyển máu về tim nhiều hơn so với khi bạn ở tư thế ít vận động. Nếu công việc của bạn yêu cầu bạn phải đứng trong thời gian dài, hãy cố gắng sắp xếp thời gian nghỉ ngơi để ngồi một lúc.

Không ngồi xếp bằng

Bạn nên hạn chế ngồi xếp bằng, ngồi xổm, ngồi kiểu quỳ lạy... vì những tư thế ngồi đều đè nén trực tiếp lên tĩnh mạch, từ đó cản trở sự lưu thông máu về tim và có hại cho sức khỏe tĩnh mạch. Biểu hiện rõ thấy nhất là ngồi một chút sẽ tê bì chân ngay. Theo các nhà chuyên môn, nếu bạn ngồi tư thế đúng sẽ không bị tê chân, cho dù bạn ngồi lâu như thế nào.

Giảm cân

Giảm cân cũng có thể giữ cho các chứng giãn tĩnh mạch mới hình thành. Có rất nhiều lợi ích để giảm cân ngoài việc giúp chữa bệnh giãn tĩnh mạch. Nó cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và bệnh tiểu đường loại 2.

Uống nhiều nước

Uống không đủ nước mỗi ngày thì hiệu quả tuần hoàn máu trong cơ thể bị ảnh hưởng nhiều hơn so với những người tiêu thụ một lượng nước đầy đủ. Nước là chất lỏng rất quan trọng giúp thúc đẩy dòng chảy của máu thuận lợi hơn, do đó bạn nên lưu ý uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra có thể tham khảo những loại nước sinh tố khác.

Tập thể dục thường xuyên

Cơ chân giúp tĩnh mạch đẩy máu về tim. Vì vậy, tập thể dục là một trong những cách ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Điều này rất hữu ích vì cơ bắp của bạn đang hoạt động chống lại trọng lực. Bất kỳ bài tập chân nào cũng sẽ giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng giãn tĩnh mạch mới. 

Tập thể dục là cách ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả

Tập thể dục là cách ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả

Không mặc quần áo bó sát

Cách ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch đơn giản là không nên mặc quần áo bó sát. Điều này có thể gây áp lực nhiều hơn lên chân của bạn, làm cho tình trạng suy giãn tĩnh mạch trở nên tồi tệ hơn.

Đi giày dép thoải mái

Thường xuyên đi giày, dép cao không tốt cho tĩnh mạch, là nguyên nhân khiến cho tĩnh mạch chân bị suy giảm. Chính vì thế, nên hạn chế đi giày dép cao, nên đi giày dép thoải mái cho đôi chân, loại rộng và để mềm để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đôi chân.

Tắm nắng cho đôi chân của bạn

Bạn nên tắm nắng cho đôi chân của mình vào buổi sáng sớm hay chiều tà chính là khoảng thời gian tuyệt nhất để đôi chân của bạn có thể được tắm nắng. Hãy tháo bỏ hết giày, tất để đôi bàn chân của bạn có thể được sưởi ấm một cách hiệu quả. Nên duy trì trạng thái như vậy khoảng 20 đến 30 phút. 

Để đôi chân của bạn được thở

Bạn nên tháo ra để cho chân có thể được thoải mái nhé. Khi về nhà thì việc đầu tiên bạn nên làm chính là tháo bỏ những đôi giày, đôi tất ra khỏi đôi chân. Việc đi chân trần có thể làm cho 5 ngón chân được giữ khoảng cách với nhau đồng thời có thể tự do vận động chứ không phải dính chặt vào nhau như lúc bạn phải đeo giày. Chính vì có được sự vận động hài hòa giữa các ngón chân nên tư thế đi của chúng ta sẽ trở nên thẳng đẹp, tự nhiên.

Massage đôi chân giúp chân khỏe mạnh

Bạn có thể sử dụng 1 cây gậy đấm lưng để gõ nhẹ lên lòng bàn chân, mỗi lần từ 50 đến 100 cái. Thông qua việc này giúp kích thích hậu tố thần kinh dưới chân, thúc đẩy tuần hoàn máu từ đó giúp đôi chân trở nên khỏe mạnh và phòng chống một số bệnh tật 

Nâng cao chân khi nằm

Nếu bạn thường xuyên phải đứng lâu, ngồi nhiều bạn nên tập thói quen này. Khi nằm hoặc ngồi nên dùng một vật gì để cao chân cao hơn một chút. Nếu có thể bạn có thể giơ thẳng chân lên cao vài phút để cải thiện sự lưu thông máu huyết, giúp máu cháy về tim tốt hơn, hạn chế suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả.

Mặc quần lót hỗ trợ

Đây cũng là một cách ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch tốt để giúp ngăn ngừa sự hình thành của giãn tĩnh mạch.

Sử dụng vớ y khoa

Bạn có thể mua vớ y khoa không cần kê đơn hoặc có thể hỏi bác sĩ để mua một chiếc vớ có độ bền theo toa. Áp lực lên mắt cá chân và cẳng chân giúp máu di chuyển ngược về tim. 

Vớ y khoa hỗ trợ trị suy giãn tĩnh mạch

Vớ y khoa hỗ trợ trị suy giãn tĩnh mạch

Ăn gì để phòng ngừa bệnh, hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch

Uống nước dứa

Dứa chứa một nhóm các enzym mang tên bromelain. Các nghiên cứu tới từ Trường Y Zucker ở Manhasset, New York đã chỉ ra, thành phần này rất giúp ích trong việc điều trị suy giãn tĩnh mạch. Bromelain có khả năng giảm sưng và hạn chế viêm nhiễm.

Ngoài ra, chúng cũng làm loãng máu, từ đó ngăn ngừa quá trình tích tụ tiểu cầu trong máu. Hơn nữa, uống nước dứa không chỉ chống viêm nhiễm mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Gừng

Gừng cũng là một loại gia vị có khả năng chống viêm và làm loãng máu. Một nghiên cứu tại Trung tâm sức khỏe Denver Health (Mỹ) đã chỉ ra, những người tiêu thụ 5 gram gừng mỗi ngày đã giảm đáng kể triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Vì vậy, bạn nên sử dụng loại gia vị này thường xuyên trong nấu nướng. Gừng cũng có giúp hạn chế hình thành cục máu đông, từ đó giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm tĩnh mạch.

Sử dụng nha đam

Theo Mike Hoaglin, chuyên gia y khoa kiêm dược sĩ tại Phòng cấp cứu khẩn cấp tại Bệnh viện Duke, nha đam thường được sử dụng để kiểm soát những triệu chứng như sưng đỏ, giảm đau ở những người bị giãn tĩnh mạch do áp dụng liệu pháp điều trị tĩnh mạch. Hợp chất glucomannan, axit gibberellic, axit salicylic trong loại cây này có tác dụng chống viêm mạnh mẽ.

Bạn chỉ cần lấy chất keo trong lá nha đam rồi bôi lên khu vực bị viêm trong 20 phút trước khi bỏ ra. Đồng thời, thực hiện điều này hai lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả nhanh chóng.

Bôi tinh dầu bạch đàn chanh

Tinh dầu bạch đàn chanh cũng có khả năng ngăn ngừa các vấn đề viêm nhiễm như viêm tĩnh mạch. Các chuyên gia đến từ Trung tâm y khoa Colorado (Mỹ) khuyên, mọi người nên pha tinh dầu này kèm với các loại dầu khác rồi thoa hỗn hợp này lên khu vực bị đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể hòa tan 15-20 giọt tinh dầu bạch đàn chanh với nước tắm hàng ngày.

Tỏi và hành

Tỏi và hành sở hữu nhiều hợp chất lưu huỳnh có khả năng pha loãng máu như polysulfid parafin, adenosine và allicin. Các hợp chất này sẽ ngăn ngừa quá trình tích tụ tiểu cầu trong máu, từ đó giảm khả năng hình thành những cục máu đông.

Do tác dụng đặc biệt của hai loại thực phẩm này, mọi người nên bổ sung chúng thường xuyên vào chế dinh dưỡng hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng viêm tĩnh mạch.

Tuy nhiên, tỏi và hành không có khả năng thay thế thuốc được các bác sĩ kê đơn. Do đó, Elizabeth Halprin, chuyên gia y khoa kiêm giám đốc tại trung tâm Joslin, Boston khuyến cáo, mọi người không nên lạm dụng hai loại thực phẩm này.

Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch

Tùy thuộc vào mức độ bệnh, từng giai đoạn sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau:

  • Thay đổi chế độ làm việc và lối sống sinh hoạt hằng ngày
  • Sử dụng vớ y khoa
  • Dùng thuốc tăng cường sức bền thành tĩnh mạch và chống hiện tượng viêm của tĩnh mạch
  • Chích xơ với những tĩnh mạch thường xuyên bị giãn
  • Sử dụng laser và sóng cao tần để triệt mạch với những tĩnh mạch hiện lớn và bị giãn

voykhoa.com.vn chia sẻ đến bạn 7 cách ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch. Chúc bạn áp dụng những cách nêu trên thành công. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi và chúc bạn luôn vui khỏe!

Bản lĩnh đàn ôngmáy đo huyết ápHùng hymáy xông mũi họngmáy đo đường huyếtTre khỏe đẹp