Mách Bạn Một Số Cách Bảo Vệ Đôi Chân Để Có Sức Khỏe Tốt

1) Cấu tạo chân người

Chân người được cấu tạo từ xương chậu, xương đùi, xương bánh chè, xương chày, xương mác, và các xương bàn chân.

 

Xương chậu

Xương chậu là xương lớn nhất trong cơ thể. Xương chậu là xương dẹt, được cấu tạo từ 3 xương nhỏ tạo thành cánh chậu phía trên, xương mu ở trước dưới, xương ngồi ở sau dưới, xương có hình cánh quạt, bao gồm 2 mặt, 4 bờ và 4 góc.

Xương chậu là xương duy nhất trong cơ thể người có sự khác biệt giữa nam và nữ. Người ta có thể dựa vào xương chậu để kết luận giới tính của bộ xương.

  • Xương chậu nữ giới thường mỏng và có khối lượng bé hơn xương chậu nam
  • Khung xương nữ rộng và thấp trong khi nam hẹp và cao
  • Lỗ chậu nữ hình tròn, lỗ chậu nam hình oval
  • Ụ ngồi của nữ tù, ụ ngồi của nam nhọn
  • Cánh xương chậu nữ nằm ngang trong khi nam đứng thẳng
  • Xương cùng nữ rộng và ngắn, nam hẹp và dài
  • Cung mù nữ bè hơn cùng mù nam

Ngoài chức năng bảo vệ các cơ quan nội tạng, xương chậu ở nữ còn là nơi bảo vệ thai nhi nên thường mỏng và rộng hơn xương chậu nam. Đây cũng là nguyên nhân phụ nữ dễ mắc các bệnh về xương chậu.

cau tao cua doi ban chan

Gợi ý xem thêm: Cách để giảm đau chân khi phải đứng làm việc quá lâu

Xương đùi

Xương đùi là xương dài gồm có thân và hai đầu. Đầu xương có hình cầu hoặc hình dạng hơn hình bán cầu. Đầu xương đùi trơn, được bao bởi sụn để dễ cử động.

Đầu xương đùi trên có một chỏm gọi là chỏm xương đùi, trên chỏm xương đùi có một cái hõm lõm vào gọi là hõm chỏm đùi. Hõm chỏm đùi được nối với một dây chằng (dây chằng chỏm đùi) để chỏm xương đùi gắn chặt với ổ cối, không bị xê dịch đi nơi khác.

Xương bánh chè

Xương bánh chè là xương dẹt hình tam giác, đáy ở trên đỉnh ở dưới, nằm ở phần đầu gối, trước khớp gối. Xương bánh chè có thể chuyển động lên xuống, nghiêng các góc khác nhau, có nhiệm vụ giữ cho chân đứng thẳng, co duỗi khi thực hiện các hoạt động mạnh như chạy, nhảy, đạp xe,…

Xương chày

Xương chày là xương chính của cẳng chân, bao gồm một xương dài một thân hai đầu. Xương có hình lăng trụ tam giác, gồm 3 mặt, 3 bờ, 2 đầu. Xương chày có chức năng tương tự như xương bánh chè.

Đây là xương gần như chịu toàn bộ sức nặng từ cơ thể dồn xuống, có nhiệm vụ điều hòa hoạt động của khớp gối và khớp cổ chân giúp cơ thể di chuyển linh hoạt.

Xương mác

Xương mác là xương dài mảnh nằm bên cạnh xương chày. Đầu dưới xương mác và đầu dưới xương chày tạo ra gọng chày mác, đóng vai tròn quan trọng trong việc đi đứng. Xương mác và xương cổ chân tạo thành bộ phận chủ lực của bắp chân, giúp nâng đỡ toàn bộ sức nặng của khung xương dồn xuống.

Xương bàn chân

Xương bàn chân gồm 7 xương sắp thành 2 hàng. Hàng sau có xương sên và xương gót, hàng trước có xương ghe, xương hộp và 3 xương trên. Xương đốt bàn chân có 5 xương đốt, mỗi xương có nền, thân và chỏm.

Mỗi một ngón chân có 3 xương gồm đốt ngón gần, đốt ngón giữa và đốt ngón xa. Mỗi xương cũng có 3 phần như xương đốt bàn chân.

Bàn chân là bộ phận rất chắc chắn, linh hoạt, có khả năng nâng đỡ toàn bộ sức nặng cơ thể suốt cả ngày để chúng ta có thể đi, đứng, chạy, nhảy,…

2) Một số bệnh hay gặp ở bàn chân

Bàn chân đóng một vai trò quan trọng với cơ thể. Tuy nhiên, nếu không giữ gìn, bàn chân có thể gặp phải một số căn bệnh sau.

Sừng/chai chân

Là hiện tượng gót bàn chân, lòng bàn chân hoặc các ngón chân xuất hiện lớp da dày, cứng có màu vàng, khi sờ vào thấy cộm.

Bệnh ban đầu chỉ gây ra tê cứng, không gây đau đớn nhưng ngày càng ngày càng phát triển, lan rộng khiến người bệnh đau đớn đi di chuyển. Nguyên nhân gây bệnh do chân bị đè ép trong thời gian dài như đi chân đất hoặc đi dép quá chật.

Phồng rộp

Chân bị vật cứng cạ gây viêm, nổi các nốt phồng, nguyên nhân thường thấy nhất là do đi giày/dép mới. Khi bị phồng rộp, bạn tuyệt đối không được nặn ra vì sẽ gây nhiễm trùng.

Cách xử lý trong trường hợp này đó là đắp một ít muối hoặc thuốc kháng sinh lên vết phồng, đi giày, dép thoải mái và để vết phồng tự khỏi.

cac benh thuong gap o chan

Xem thêm: Nắm bắt huyệt bàn chân - tự massage bàn chân hiệu quả ngay tại nhà

Nấm chân

Nấm chân thường mọc ở kẽ ngón chân hoặc lòng bàn chân. Bệnh hay gặp ở những người bị chảy mồ hôi chân nhưng mang, giày vớ kín và không vệ sinh thường xuyên.

Khi bị bệnh, các vết nấm có màu đỏ, ngứa rát, hay mọc ở các khe ngón kín. Nếu nấm lòng bàn chân có thể xuất hiện lớp vảy mịn. Khi bị nấm chân, chân sẽ bị ngứa, rát, mụn mủ, … Đôi khi còn nổi hạch hoặc sốt.

Đau gót chân

Là bệnh thường gặp ở tuổi trên 40, nhất là những người thường xuyên vận động phải đi đứng nhiều. Khi lớn tuổi, sức đàn hồi của gân và dây chằng suy giảm, gây ra đau đớn cho người bệnh khi di chuyển hoặc làm các công việc thường ngày.

Những cơn đau thường ngắt quãng ở dưới bàn chân hoặc xung quanh gót chân. Ngoài ra, đau gót chân còn có thể biểu hiện của một số bệnh lý.

Mụn cóc ở chân

Bệnh gây ra do virus HPV. Biểu hiện ở những nốt thương tổn to bằng hạt đậu và có thể phát triển thành nốt có đường kính 5mm. Nếu để lâu, phần đầu của các nốt mụn sẽ cứng lại, chuyển thành màu xám đen hoặc nứt mặt trên. Bệnh khiến người bệnh cực kỳ đau đớn khi di chuyển.

Một số người dùng dao cắt phần đầu để dễ di chuyển tuy nhiên vài ngày sau vết thương lại tái phát và có thể gây ra thương tổn mới. Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác.

3) Phương pháp giúp đôi chân luôn khỏe mạnh

Ngâm chân

Ngâm chân bằng nước muối ấm hoặc tinh dầu giúp gan bàn chân điều hòa khí huyết, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, cải thiện trao đổi chất, giúp con người tránh xa bệnh tật. Đây được xem là cách tập dưỡng sinh cho chân.

Thường xuyên vệ sinh giày, vớ

Giày vớ bị ẩm ướt do đi mưa hoặc mồ hôi chân là môi trường gây ra rất nhiều bệnh về chân như: ngứa chân, nấm chân, mề đay chân, … Do đó, những người hay đi giày, đặc biệt là nam giới phải vệ sinh giày, vớ thường xuyên. Cách 2 – 3 lần, nên thay vớ một lần. Những đôi vớ cũ phải được giặt sạch, phơi khô để tránh nấm mốc.

phuong phap giup doi chan khoe manh

Massage chân

Lòng bàn chân chứa rất nhiều huyệt vị, trong đó có huyệt Dũng Tuyền, huyệt này được mệnh danh là huyệt trường thọ. Thường xuyên kích thích huyệt Dũng Tuyền giúp tai thính, mắt tinh, bổ thận, tinh lực dồi dào, đẩy lùi bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

Có rất nhiều cách massage chân. Bạn có thể thực hiện các bài bấm huyệt, massage chân bằng con lăn, dùng lược chải bàn chân hoặc dùng các bồn massage.

Luôn giữ chân khô thoáng, sạch sẽ

 

Khi bạn đi mưa hoặc tiếp xúc với nước bẩn, bạn phải ngay lập tức rửa chân bằng xà bông và nước ấm. Chú ý vệ sinh ở ngón chân và các kẽ chân, nên cắt móng chân, không nên để quá dài vì khi gãy, móng có thể đâm vào thịt. Luôn giữ bàn chân khô thoáng, lau chân sạch sẽ sau khi rửa hoặc ngâm chân.

Giữ ấm chân

Đôi bàn chân được ví như trái tim thứ hai của cơ thể. Do nằm xa tim, lượng máu lưu thông ít nên chân rất dễ bị cảm lạnh. Vì  vậy voykhoa.com.vn khuyên bạn để bảo vệ sức khỏe, bạn cần chú trọng làm ấm bàn chân nhất, nhất là trong mùa lạnh hoặc gió.

Khi chân ấm, chúng ta có thể phòng chống được một số bệnh như cảm lạnh, sổ mũi, co thắt tim, … Để giữ ấm chân, cần đi vớ và giày, ngâm chân bằng nước ấm và không để gan bàn chân trước quạt trong mùa lạnh.

Bản lĩnh đàn ôngmáy đo huyết ápHùng hymáy xông mũi họngmáy đo đường huyếtTre khỏe đẹp