Suy giãn tĩnh mạch chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Suy giãn tĩnh mạch chân là những tĩnh mạch mở rộng, thường uốn lượn và có thể phồng lên trên bề mặt da. Chúng có thể có màu xanh, đỏ hoặc màu thịt. Suy giãn tĩnh mạch chân ảnh hưởng nhiều hơn đến vẻ ngoài của bạn và có thể gây khó chịu nghiêm trọng. Biết được nguyên nhân và cách điều trị suy giãn tĩnh mạch chân sẽ có ích cho bạn trong việc ngăn ngừa và giảm bớt sự khó chịu.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh gì?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân còn được biết đến là bệnh suy van tĩnh mạch chân, suy giãn tĩnh mạch chi dưới... là căn bệnh về mạch máu, chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân, khiến cho máu huyết ứ đọng gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh, gây ra mệt mỏi, nặng chân, phù nề, chuột bẻ, ngứa ngáy,...

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường bị lầm tưởng với một số căn bệnh khác, thường bị chủ quan khiến bệnh lâu ngay gây ra nhiều biến chứng nặng như chàm da, loét chân không lành, chảy mãi, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch huyết khối....

Thực tế bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở hầu hết các vị trị trên cơ thể, kể cả chân tay, hậu môn, cơ quan sinh dục... Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều bị ở chi dưới. Bởi vì hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp và chịu nhiều áp lực khi phải đứng nhiều.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng nhiều, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới.  Ở việt Nam cũng vậy căn bệnh này cũng đã phát triển do thói quen sống hiện đại... Bệnh tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạch con người, tuy nhiên nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh bị đau đớn, mệt mỏi. Khi bệnh không được kiểm soát, sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm?

 
Bệnh suy giãn tĩnh mạch nói chung nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng nặng.
 
Các tĩnh mạch ở chân khi bị giãn ra sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu về tim. Giãn tĩnh mạch chân do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên trong đó vai trò đáng kể là chức năng của thành mạch và các van của tĩnh mạch bị suy yếu, đồng thời áp lực máu trong lòng tĩnh mạch lại tăng. Quá trình này lặp lại càng nhiều lần và trong thời gian càng lâu sẽ làm tĩnh mạch bị giãn ra. Ngoài ra, có thể do hiện tượng rò động mạch - tĩnh mạch làm áp lực tĩnh mạch tăng cao đột biến gây nên giãn tĩnh mạch, tuy nhiên trường hợp này tỷ lệ gặp thấp. Giãn tĩnh mạch còn gặp ở người béo phì, ít vận động, ăn ít chất xơ, vitamin và lão hóa do tuổi tác.

Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân phát triển khi các van một chiều nhỏ bên trong tĩnh mạch suy yếu. Trong các tĩnh mạch khỏe mạnh, các van này đẩy máu theo một hướng trở về tim. Khi các van này suy yếu, một số máu chảy ngược lại và tích tụ trong tĩnh mạch. Máu thêm vào tĩnh mạch gây áp lực lên thành tĩnh mạch.

Với áp lực liên tục, các thành tĩnh mạch yếu đi và phình ra. Theo thời gian, bạn sẽ nhìn thấy giãn tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch mạng nhện.

Một số người có nguy cơ phát triển các tĩnh mạch này cao hơn. Nếu có quan hệ huyết thống với họ, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nhiều người mắc bệnh do họ ngồi hoặc đứng trong thời gian dài hầu hết các ngày trong tuần. Các tĩnh mạch này cũng trở nên phổ biến hơn theo tuổi tác và khi mang thai.

Các tĩnh mạch hình mạng nhện cũng có thể do ánh sáng mặt trời, thay đổi nội tiết tố hoặc chấn thương gây ra.

Suy giãn tĩnh mạch chân có thể xuất hiện nếu bạn phải ngồi hoặc đứng trong thời gian dài

Suy giãn tĩnh mạch chân có thể xuất hiện nếu bạn phải ngồi hoặc đứng trong thời gian dài

Dấu hiệu cảnh báo bệnh suy giãn tĩnh mạch

  • Mỏi chân, nặng chân, các bắp chân đau, cảm giác chân bị căng nặng.
  • Sưng, phù mắt cá nhân, dấu hiệu này thường xuất hiện rõ vào buổi tối sau mỗi ngày làm việc
  • Chân xuất hiện các mạch máu nhỏ hoặc những đường gân xanh nổi trên da
  • Cổ chân bị đau, có vết chàm hay loét vùng cổ chân, viêm mô dưới da...Những triệu chứng trên có thể tăng lên khi đứng lâu, ngồi lâu và giảm khi kê cao chân.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh

Những đối tượng dễ bị suy giãn tĩnh mạch do công việc đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động như nhân biên văn phòng, đầu bếp, giáo viên, tài xế, công nhân, thợ làm tóc... phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, tiền mãn kinh... nên quan tâm tránh những rủi ro do bệnh gây ra.

Thông thường tỷ lệ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch ở nữ giời cao hơn nhiều so với nam giới. Bệnh phát triển theo thời gian, dễ tái phát dẫn đến những biến chứng nặng nề như loét, nhiễm trùng rất khó trị, có nguy tử vong cao.

Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

  1. Tự chăm sóc

Bác sĩ da liễu có thể đưa ra các mẹo để cải thiện tuần hoàn của bạn. Những lời khuyên này bao gồm: tập luyện, nâng cao chân, đứng dậy và đi lại sau mỗi 30 phút, nghỉ giải lao sau mỗi 30 phút, tránh ngâm mình trong bồn nước nóng trong thời gian dài

  1. Vớ y khoa

Loại vớ này tạo áp lực ổn định để giúp máu di chuyển trở lại tim của bạn. Áp lực ổn định cũng làm giảm sưng ở cẳng chân và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ có tĩnh mạch chân rõ ràng.

Nếu bạn cần dùng vớ y khoa, bác sĩ da liễu có thể khám để bạn có được kích cỡ phù hợp và lượng áp lực phù hợp.

Vớ y khoa điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

Vớ y khoa điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

  1. Liệu pháp xơ hóa

Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với suy giãn tĩnh mạch chân. Qua nhiều năm, các bác sĩ da liễu đã cải tiến liệu pháp trị liệu xơ cứng để an toàn hơn và mang lại kết quả tốt hơn cho bệnh nhân. Ngày nay, các bác sĩ da liễu sử dụng nó để điều trị chứng nhện và giãn tĩnh mạch nhỏ.

Để giúp ngăn ngừa các tác dụng phụ có thể xảy ra, bạn sẽ cần phải đi bộ hàng ngày và mang vớ y khoa theo chỉ dẫn sau khi thực hiện liệu pháp xơ hóa. Hầu hết bệnh nhân cần đeo vớ trong 2 đến 3 tuần. Bạn có thể trở lại làm việc và hầu hết các hoạt động vào ngày hôm sau.

Để có được kết quả tốt nhất, bạn có thể cần 2 hoặc 3 lần điều trị. Bác sĩ da liễu có thể thực hiện các phương pháp điều trị này không cần gây mê.

Liệu pháp xơ hóa làm cho các thành của tĩnh mạch dính lại với nhau, do đó máu không thể lưu thông qua đó nữa. Điều này giúp cải thiện lưu thông ở chân được điều trị và giảm sưng.

Liệu pháp xơ hóa điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

Liệu pháp xơ hóa điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

  1. Phương pháp điều trị bằng laser

Các bác sĩ da liễu sử dụng tia laser để điều trị các tĩnh mạch mạng nhện và suy giãn tĩnh mạch chân. Trong quá trình điều trị bằng laser, bác sĩ da liễu sẽ chiếu trực tiếp ánh sáng laser vào tĩnh mạch. Ánh sáng laser có thể phá hủy tĩnh mạch mà không làm tổn thương da của bạn.

Các tĩnh mạch mạng nhện nhỏ có thể biến mất ngay sau khi điều trị. Các tĩnh mạch mạng nhện và suy giãn tĩnh mạch chân lớn hơn sẽ sẫm màu hơn, bạn có thể sẽ nhìn thấy chúng trong 1 đến 3 tháng trước khi chúng biến mất. Để xóa hoàn toàn, bạn có thể cần 3 lần điều trị trở lên.

Hầu hết bệnh nhân có thể trở lại làm việc và nhiều hoạt động bình thường của họ vào ngày hôm sau. Sau mỗi lần điều trị, một số bệnh nhân cần phải đeo vớ y khoa trong một thời gian ngắn.

Mọi bệnh nhân sẽ cần bảo vệ vùng điều trị khỏi ánh nắng mặt trời trong vòng 3 đến 4 tuần. Điều này giúp ngăn ngừa các đốm đen phát triển. Bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời quanh năm giúp ngăn ngừa các tĩnh mạch mạng nhện mới và ung thư da.

Liệu pháp laser điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

Liệu pháp laser điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

Liệu pháp laser  nội bì (EVLT) và cắt bỏ bằng tần số vô tuyến (RFA): EVLT và RFA là những phương pháp điều trị mới hơn. Chúng thường thay thế nhu cầu phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch.

Cả hai phương pháp điều trị đều hoạt động bên trong tĩnh mạch để phá hủy nó. Các bác sĩ da liễu sử dụng EVLT để điều trị tĩnh mạch mạng nhện và suy giãn tĩnh mạch chân nhỏ. RFA được sử dụng để điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch chân lớn.

Biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nếu không được phát hiện và có biện pháp kiểm soát sẽ hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch,  các huyết khối này có thể gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu và gây tắc mạch chỗ khác, trong đó nguy hiểm nhất là tắc mạch phổi, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Có 3 biến chứng mà người bệnh nhân có thể gặp phải nếu không được điều trị đúng cách là: huyết khối xuất huyết và loét chân.

Phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và làm việc. Vì thế, lời khuyên là mọi người  nên tránh đứng lâu, ngồi nhiều, nhất là nhân viên văn phòng, không nên ngồi làm việc một chỗ liên tục trong suốt buổi làm việc. Tranh thủ giải lao vài phút trong khoảng thời gian làm việc từ 30-60 phút. Ăn nhiều rau quả, chất xơ, vitamin. Nên tập thể dục như: đi bộ, bơi lội, đi xe đạp, tập dưỡng sinh…

Trên đây là thông tin về nguyên nhân và cách điều trị suy giãn tĩnh mạch chân. Mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn và gia đình. voykhoa.com.vn chúc bạn thật nhiều sức khỏe và cảm ơn bạn đã luôn quan tâm theo dõi!

Bản lĩnh đàn ôngmáy đo huyết ápHùng hymáy xông mũi họngmáy đo đường huyếtTre khỏe đẹp