Mẹ bầu bị suy van tĩnh mạch chân có nguy hiểm không

Có rất nhiều phụ nữ mang thai bị suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy bị suy van tĩnh mạch chân có nguy hiểm đến sức khỏe mẹ và em bé hay không? Xin mời tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

 

Suy giãn tĩnh mạch chân ở mẹ bầu

Mẹ bầu trong quá trình mang thai rất dễ bị suy van tĩnh mạch bệnh thường chuyển biến nặng hơn khi đến 3 tháng cuối của thai kì. Theo các bác sĩ chuyên môn, suy giãn tĩnh mạch chân sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng làm cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và rất khó chịu. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu bị suy giãn tĩnh mạch.

Có thể bạn quan tâm: Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị suy giãn tĩnh mạch

Ở những tháng đầu, phụ nữ mang thai sẽ  thường xuyên cảm thấy nặng chân, mỏi chân, tê chân, châm chích như kiến bò dưới da. Bị chuột rút khi về đêm. Chân nổi gân  xanh hoặc đỏ với kích thước lớn nhỏ nổi cộm theo từng vùng dưới da.

Còn đến những tháng cuối thai kỳ, khi đó mẹ bầu thấy chân sưng phù ( đặc biệt ở vùng mắt cá chân). Thỉnh thoảng cảm thấy ngứa ở vùng chân, da bắt đầu sậm màu. Nếu không được điều trị sớm dễ gây lở loét rất khó chữa lành.

Ngoài ra, còn xuất hiện một số triệu chứng đau, sung phù ở âm đạo

Nguyên nhân gây bệnh suy van tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai

Lúc mang thai, lượng máu tăng lên, gây áp lực lớn lên tĩnh mạch. Thai nhi ngày càng lớn sẽ làm cho tử cung chèn ép lên các tĩnh mạch ở vùng xương chậu và ở vùng chân. Do đó, gây ra hiện tượng suy giãn tĩnh mạch chân ở mẹ bầu. Bên cạnh đó, cơ thể người phụ nữ khi mang thai thì lượng hormon progesterone sẽ tăng cao, đó là nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch cho bà bầu. Do đó, khi người phụ nữ mang thai nhiều lần sẽ làm cho bệnh suy giãn tĩnh mạch nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị ở lần mang thai trước.

Mẹ bầu khi bị suy van tĩnh mạch cần làm gì?

Mẹ bầu bị suy van tĩnh mạch chân có nguy hiểm không

Cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp đủ lượng chất xơ và vitamin cần thiết, trong đó có vitamin C.

Thường xuyên vận động thể chất, bằng cách đi bộ nhẹ nhàng trong thời gian ngắn khoảng 10-15 phút rồi nghỉ, xoay cổ tay, chân, thực hiện nhiều lần trong ngày.

 Hàng ngày xoay bóp nhẹ nhàng vùng chân đau khoảng 40 phút .

Duy trì cân nặng lý tưởng

Không mặc quần áo bó sát hoặc đi giày cao, tránh ngồi lâu một chỗ

Mẹ bầu nên sử dụng vớ y khoa để làm giảm áp lực máu về chân, làm giảm các triệu chứng đau nhức của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân và đồng thời ngăn bệnh phát triển.

Một số thông tin chia sẻ về tình trạng suy van tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai. Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn.

Bản lĩnh đàn ôngmáy đo huyết ápHùng hymáy xông mũi họngmáy đo đường huyếtTre khỏe đẹp