Khô khớp gối

Người lớn tuổi thường mắc bệnh khô khớp gối, hiện tượng cứng khớp ở một hoặc hai đầu gối. Nếu không được điều trị sớm, bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng về sau. Bài viết dưới đây voykhoa.com.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ về căn bệnh này và cách chữa hiệu quả. 

Khô khớp gối

Vì sao bạn bị khô khớp gối?

Khô khớp gối là hiện tượng dịch bôi trơn trong các khớp tiết ra quá ít và xuất hiện âm thanh lạo xạo khi bạn vận động. 

Những người có nguy cơ mắc khô khớp gối, phải kể đến như: 

- Người trên 60 tuổi thường mắc các bệnh lý cơ xương khớp. 
- Người trẻ không bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết. 
- Người có thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá. 
- Người béo phì, ít vận động. 
- Người thường xuyên phải lao động nặng, tì đè tạo áp lực lên các khớp gối. 
- Người mắc chấn thương ở gối do phải lao động nặng, tai nạn hoặc khi chơi thể thao. 

Các nguyên nhân gây khô khớp gối phải kể đến như: tổn thương sụn khớp, tổn thương xương dưới sụn và giảm tiết dịch khớp. 

Trong đó, chấn thương sụn khớp là nguyên nhân phổ biến nhất, trong đó có nhiều trường hợp như: chấn thương sụn chêm, khớp gối bị khô do viêm khớp và chấn thương dây chằng và xơ khớp. 

Chấn thương sụn chêm

Sụn chêm nằm giữa đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày, làm tấm đệm lót giữa 2 xương này. Chúng thực hiện chức năng giảm xóc, bảo vệ các đầu xương khỏi cọ xát và mài mòn. 

Mỗi khớp thường có 2 tế bào sụn chêm trong và ngoài. Tế bào sụn không có khả năng sinh sản và thay thế tái tạo nên khi bị tổn thương, ta vĩnh viễn không thể phục hồi chúng. 

Trong một số trường hợp, người chấn thương sụn chêm có thể đi bộ, nhưng gặp các triệu chứng khác như đầu gối sưng đau, cảm giác như bị cứng đơ lại, không thể di chuyển được. 

Viêm khớp

Có 3 loại viêm khớp gối là nguyên nhân của tình trạng khô khớp gối, phải kể đến như: viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp sau chấn thương. 

Viêm xương khớp là hiện tượng xảy ra do sự hao mòn của các lớp sụn giữa xương. Do đó, hai đầu xương dễ cọ vào nhau, gây đau đớn. Các vị trí viêm xương khớp phổ biến là xương đùi, xương bánh chè và xương chày. Trong quá trình hoạt động, các khớp dễ tổn thương và thoái hóa gây viêm khớp. 

Những người ở độ tuổi 55 trở lên thường hay xảy ra tình trạng này. Người trẻ phải lao động ở cường độ cao cũng gặp phải bệnh này. 

Viêm khớp dạng thấp là hiện tượng tự miễn khiến cơ thể tự tấn công các mô khỏe. Bệnh thường ảnh hưởng đến hai đầu gối của người bệnh. 

Viêm khớp sau chấn thương gồm các chấn thương như rách sụn chêm, đứt dây chằng có thể khiến khớp gối dễ tổn thương, dẫn đến viêm khớp sau tổn thương. 

Những người mắc chấn thương sẽ gặp các triệu chứng như sưng khớp gối, đau đầu gối, đầu gối kém linh hoạt, sức yếu… 

Tình trạng khô khớp gối cũng xảy ra khi bạn bị đứt dây chằng ở đầu gối. Chấn thương dây chằng có thể xảy ra khi bạn hoạt động mạnh hoặc quá duỗi mạnh. Khi đầu gối bị bong, rách, đứt, bạn có thể bị xuất huyết nội. 

Các triệu chứng khác của chấn thương dây chằng là khớp gối sưng đau, đầu gối kém ổn định. 

Xơ khớp hay hội chứng cứng khớp xảy ra khi xung quanh lớp khối hình thành lượng mô sẹo xơ cứng, dày đặc quá mức. Các triệu chứng xơ khớp chủ yếu như: đau đầu gối có dấu hiệu thuyên giảm, đầu gối sưng có cảm giác nóng ấm, đầu gối bị cong khi đi bộ. 

Khi nào cần đến bác sĩ?

Bạn cần thu xếp đến phòng khám sớm nếu có những triệu chứng trên. Bên cạnh việc điều trị bạn cần thực hiện những hoạt động sau đây để nhanh chóng phục hồi như sau: 

- Nghỉ ngơi thường xuyên
- Chườm lạnh ở những khu vực còn sưng
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho khớp gối như dùng glucosamine sulfate tinh thể. 
- Đeo nẹp để ổn định đầu gối. 
- Bổ sung các thực phẩm nhiều dưỡng chất vào khẩu phần ăn như: cá béo (cá thu, cá trích, cá hồi, cá tuyết…), thực phẩm giàu canxi, rau xanh và hoa quả. 

Thực phẩm chữa khô khớp gối

Vừa rồi là những thông tin liên quan đến việc điều trị bệnh khô khớp gối, hy vọng rằng bài viết này hữu ích cho bạn. 

Bản lĩnh đàn ôngmáy đo huyết ápHùng hymáy xông mũi họngmáy đo đường huyếtTre khỏe đẹp