Dấu hiệu và cách chữa bong gân đầu gối 

Bong gân đầu gối thường xảy ra khi bạn bị tai nạn trong lao động hoặc chơi thể thao. Các môn thể thao đòi hỏi chạy nhảy, di chuyển nhanh như bóng rổ, bóng đá… thường dễ mắc triệu chứng này. Cùng voykhoa.com.vn tìm hiểu thêm cách điều trị trong bài viết sau đây bạn nhé!

Dấu hiệu và cách chữa bong gân đầu gối

Dấu hiệu và cách chữa bong gân đầu gối. (Ảnh: Internet)

Vậy các triệu chứng bong gân là gì? Và làm sao để điều trị căn bệnh này. Hãy tham khảo ngay bài viết này để tìm lời giải đáp nhé.

Dấu hiệu bong gân đầu gối là gì?

Bong gân đầu gối thường xảy ra khi đầu gối đột nhiên bị kéo giãn, rách ở mức độ vừa, nhẹ hoặc nghiêm trọng. Bong gân ảnh hưởng đến khớp gối, dây chằng. 

Các triệu chứng phổ biến của căn bệnh này như: 

- Sưng
- Đầu gối bị bầm
- Đau gối
- Khớp gối bị lệch
- Cảm thấy không thể đứng vững
- Có tiếng lách tách bên trong gối.

Ai dễ bị bong gân đầu gối nhất?

Ai dễ bị bong gân đầu gối nhất

Ai dễ bị bong gân đầu gối nhất. (Ảnh: Internet).

- Bong gân đầu gối là một trong những chấn thương phổ biến ở vận động viên thể thao. 
- Người thiếu luyện tập, vận động có thể làm cơ bắp yếu dần và dễ bị chấn thương kéo dài. 
- Người thường xuyên mệt mỏi, uể oải kéo dài, giảm khả năng hỗ trợ tốt cho các hệ thống xương khớp. 
- Người khởi động không đúng cách khi bắt đầu vận động. Do đó, bạn nên làm ấm cơ thể trước khi hoạt động thể lực, giúp nới lỏng các cơ bắp.  
- Người làm việc trong điều kiện môi trường trơn hoặc mấp mô, dễ bị chấn thương. 
- Sử dụng giày dép không phù hợp, khiến bạn bị bong gân. 

Cách chữa bong gân đầu gối

Để điều trị bong gân đầu gối bạn cần đến ngay bác sĩ để thăm khám. Sau đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo để chữa bong gân đầu gối hiệu quả: 

- Bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi và tránh hoạt động mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe. 
- Chườm đá lạnh: Cách này giúp mạch máu co lại và giảm sưng. Bạn nên chườm khoảng 15-25 phút/lần và 3-4 lần/ngày, trong 2-3 ngày hoặc cho đến khi hết sưng. 
- Lưu ý bạn không nên ngủ quên khi đang chườm đá vì điều này có thể khiến bạn bị tê cứng. 
- Nâng chân lên cao hơn tim và để chân trên đầu gối mềm có thể giảm cơn sưng. 
- Dùng nạng di chuyển đến khi cơ thể bình thường trở lại. 
- Giảm bớt sự cứng cơ bằng tập thể dục.
- Bạn cần thường xuyên báo tình trạng sức khỏe cho bác sĩ.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết thương mà thời gian phục hồi bệnh sẽ khác nhau. Đối với bong gân, người bệnh sẽ khỏi 2-3 tuần. Tuy nhiên, với trường hợp nghiêm trọng, có thể mất đến vài tháng. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình điều trị, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé. 

Bản lĩnh đàn ôngmáy đo huyết ápHùng hymáy xông mũi họngmáy đo đường huyếtTre khỏe đẹp