Cấu Tạo Hình Thành Hệ Vận Động Của Con Người

 

1) Bộ xương

Xương người có thể phân làm ba phần: xương đầu (xương sọ), xương thân và xương chi (xương chi trên và xương chi dưới).

- Xương sọ gồm nhiều xương ghép với nhau bao gồm xương sọ não và xương sọ mặt.

Phần sọ não bao gồm 8 xương: 1 xương trán, 2 xương đỉnh, 2 xương thái dương, 1 xương chẩm, 1 xương bướm và 1 xương sàng.

8 xương này được nối với nhau bằng khớp bất động để tạo thành hộp sọ. Ở trẻ sơ sinh, xương sọ chưa liền hoàn toàn vì phải lớn lên theo kích thước não bộ sau đó mới khép lại hẳn.

Phần sọ mặt bao gồm 14 xương: 2 xương hàm trên, 2 xương gò má, 2 xương mũi, 2 xương lê, 2 xương xoăn, 2 xương hàm dưới và 2 xương lá mía, ngoài ra còn một xương móng không gắn trực tiếp lên hộp sọ.

Xương hàm trên có cấu tạo phức tạp, tham gia vào quá trình hình thành hốc mắt, hốc mũi và miệng. Xương hàm dưới là xương lẻ duy nhất có khả năng cử động. Xương hàm người không thô như các động vật vì con người nhai thức ăn chín và không cần dùng răng để tự vệ.

bo xuong

- Xương thân được cấu tạo từ xương ức, xương sườn, xương cột sống.

Xương cột sống được cấu thành từ các khớp sống nối với nhau, cong ở 4 chỗ, gồm 2 thanh chữ S tiếp nối nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Xương sườn gắn với cột sống và bao quanh lồng ngực để bảo vệ tim và phổi.

Xương ức được cấu tạo từ 3 phần: cán, thân và mõm kiềm. Xương ức có hình dạng như một chiếc cà vạt, nối với xương sườn qua sụn để bảo vệ tim, phổi, mạch máu.

- Xương chi

Xương tay và xương chân được cấu tạo từ các ống xương dài, ống xương ngắn được nối với nhau bằng các khớp. Ở các đầu xương có mô xương xốp khiến các giữa các xương có thể cử động linh hoạt.

Các xương chi có các phần tương ứng nhưng cũng có những phần phân hóa để phù hợp với nhu chức năng đứng thẳng và lao động.

Bộ xương có chức năng bảo vệ như xương sọ bảo vệ bộ não, xương sống bảo vệ tủy sống, xương sườn bảo vệ tim và phổi. Xương kết hợp với các cơ, cùng với điểm tựa là các khớp xương tạo nên hệ đòn bẩy để cơ thể hoạt động. Trong bộ máy vận động, xương đóng vai trò thụ động.

Xương chính là giá đỡ cho toàn bộ các cơ quan khác trong cơ thể. Các xương liên kết với nhau tạo thành khung cứng và điểm tựa giúp cơ thể tự đứng thẳng hay vận động theo bất kỳ cách nào mà cơ thể muốn. Thiếu đi bộ khung, con người không thể tồn tại được.

Thông tin gợi ý: Hoạt động của mạch máu ảnh hưởng đến tĩnh mạch như thế nào

2) Hệ cơ

Hệ cơ kết hợp cùng bộ xương hình thành hệ vận động. Hệ cơ bám vào xương, được dây thần kinh chỉ đạo co duỗi để điều khiển hoạt động của xương.

Hệ cơ bao gồm cơ vân (cơ xương), cơ trơn (cơ vận động nội tạng), cơ tim, … Cơ thể người có khoảng 600 cơ để tạo thành hệ cơ. Cơ có nhiều dạng: hình tấm, hình lông chim, … nhưng nhiều nhất là bắp cơ có ở cánh tay, chân.

Bắp cơ bao gồm nhiều sợi cơ bó lại với nhau theo chiều dài bắp cơ. Hai đầu cơ bắp thuôn dài thành gân bám vào xương qua khớp. Phần thân giữa bó cơ gọi là bụng cơ, bụng cơ càng phình thì cơ bắp càng to và khỏe.

Trong các bó cơ chứa rất nhiều mạch máu và dây thần kinh, chính vì vậy cơ tiếp nhận được chất dinh dưỡng và đọc hiểu chỉ đạo của hệ thần kinh.

Hệ cơ là một phần cấu tạo hệ vận động. Nhờ hệ vận động, con người có thể đi đứng, có thể cử động theo ý muốn và có thể bộc lộ cảm xúc của mình.

he co

 

3) Cấu tạo của chân

Chân được cấu tạo từ xương chậu, xương đùi, xương bánh chè, xương chày, xương mác, và các xương bàn chân.

Xương chậu là xương lớn nhất trong cơ thể. Xương chậu là xương dẹt, được cấu tạo từ 3 xương nhỏ tạo thành cánh chậu phía trên, xương mu ở trước dưới, xương ngồi ở sau dưới, xương có hình cánh quạt, bao gồm 2 mặt, 4 bờ và 4 góc.

Xương đùi là xương dài gồm có thân và hai đầu. Đầu xương có hình cầu hoặc hình dạng hơn hình bán cầu. Đầu xương đùi trơn, được bao bởi sụn để dễ cử động.

Xương bánh chè là xương dẹt hình tam giác, đáy ở trên đỉnh ở dưới. Xương bánh chè bọc trong gân cơ tứ đầu đùi. Có vai trò quan trọng khi duỗi chân.

Xương chày là xương chính của cẳng chân, bao gồm một xương dài một thân hai đầu. Đây là xương gần như chịu toàn bộ sức nặng từ cơ thể dồn xuống.

Xương mác là xương dài mảnh nằm bên cạnh xương chày. Đầu dưới xương mác và đầu dưới xương chày tạo ra gọng chày mác, đóng vai tròn quan trọng trong việc đi đứng.

Xương bàn chân gồm 7 xương sắp thành 2 hàng. Hàng sau có xương sên và xương gót, hàng trước có xương ghe, xương hộp và 3 xương trên. Xương đốt bàn chân có 5 xương đốt, mỗi xương có nền, thân và chỏm.

Mỗi một ngón chân có 3 xương gồm đốt ngón gần, đốt ngón giữa và đốt ngón xa. Mỗi xương cũng có 3 phần như xương đốt bàn chân.

cau tao cua chan

 

4) Nguyên lý hoạt động của chân

Tim co bóp đưa máu, oxy và các chất dinh dưỡng đi nuôi toàn bộ cơ thể. Trong khi đó, bàn chân là bộ phận ở xa tim nhất và phải chịu toàn bộ sức nặng từ phía trên đổ dồn xuống.

Sau khi máu giàu dinh dưỡng đi qua các động mạch để lại oxy và chất dinh dưỡng sẽ trở thành máu nghèo. Số máu nghèo chảy ngược từ chân trở về tim qua tĩnh mạch ở các chi.

Để tránh hiện tượng trào ngược, các tĩnh mạch chi có các van đóng mở liên tục, giúp máu được bơm lên phía trên. Đây là lí do người ta ví chân như trái tim thứ hai của cơ thể.

Các van tĩnh mạch hoạt động mạnh mẽ giúp máu tuần hoàn thông thuận trong cơ thể. Để làm được điều này, chúng ta phải chăm chỉ đi lại và hoạt động.

Các ông bà xưa thường đi chân đất, dẫm lên sỏi đá, bùn lầy, rễ cây, … khiến bàn chân rất mạnh mẽ, cơ thể chống lại bệnh tật và nâng cao sức đề kháng. Bàn chân trái của cơ thể ứng với nửa thân trái, bàn chân phải của cơ thể ứng với nửa bên phải.

Tất cả các dây thần kinh đều ở tận cùng lòng bàn chân nên có thể phản ánh sức khỏe ở những cơ quan đang có bệnh.

cau tao cua chan

5) Tầm quan trọng của bàn chân

Bàn chân được cấu tạo bởi 26 xương nhỏ, được liên kết bằng mạng lưới gân và cơ. Bàn chân được bao phủ bởi một lớp da dày bên ngoài nhất là phần gan bàn chân.

Phần da gan bàn chân rất dày và mạnh mẽ, có thể chịu được sự cọ xát và trầy xước trong các hoạt động hàng ngày. Trong đệm chân, phần cơ và cân gan bàn chân được bảo vệ bởi một lớp đệm mỡ.

Do đó, bàn chân là cơ quan rất chắc chắn, linh hoạt, có khả năng nâng đỡ toàn bộ sức nặng cơ thể suốt cả ngày để chúng ta có thể đi, đứng, chạy, nhảy, …

Khi chúng ta bước. Đầu tiên, điểm gánh trọng lực sẽ dồn vào gót chân, sau đó di chuyển dần đến mũi bàn chân, Mỗi một bước đi, điểm cuối cùng chịu toàn bộ trọng lực cơ thể là năm đầu ngón chân.

Bản lĩnh đàn ôngmáy đo huyết ápHùng hymáy xông mũi họngmáy đo đường huyếtTre khỏe đẹp