Các giai đoạn của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng gây ra những biến dạng tổ chức mô xung quanh và các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) về ban đêm...

Các giai đoạn của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Giai đoạn đầu chớm bệnh

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng ban đầu của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới cũng thường mờ nhạt và thoáng qua, người bệnh thường có biểu hiện: đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, vọp bẻ, chuột rút vào buổi tối, châm chích, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm. Triệu chứng bệnh chỉ thoáng qua không rõ ràng nên thường chủ quan.

Giai đoạn tiến triển bệnh

Giai đoạn tiến triển bệnh sẽ gây phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường. Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày làm rối loạn biến dưỡng. Lúc này, các tĩnh mạch sẽ phồng lên gây cảm giác nặng chân, đau nhức, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân, nặng hơn, có thể thấy cá bối tĩnh mạch trường phồng nổi trên da, các mảng bầm máu trên da...

 

Giai đoạn nguy hiểm

Khi các tĩnh mạch phồng lên sẽ vỡ ra, gây loét chân. Lúc đầu loét chân có thể lành nhưng nếu lâu ngày các vết loét không thể tự lành, nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Ngoài ra, với những tĩnh mạch nông dưới da ở cẳng chân và đùi giãn to ngoằn ngoèo. Giai đoạn đầu chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti, nhất là ở cổ chân và bàn chân, lâu ngày tĩnh mạch giãn to hơn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch thay đổi và có nhiều người bệnh không có bất cứ biểu hiện nào. Do đó, cách tốt nhất là thường xuyên kiểm tra sức khỏe. Khi phát hiện các triệu chứng trên, các bạn nên đến khám tại các chuyên khoa tim mạch máu để đươc hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị. Đặc biệt phải lưu ý khi thấy chân sưng nhanh, đau nhiều, khó thở, đột ngột phải đến khám bệnh viện ngay vì có thể đó là biểu hiện của tắc tĩnh mạch chân hoặc động mạch phổi, rất nguy hiểm.

Phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch

Các triệu chứng biểu hiện chưa rõ tại chỗ tĩnh mạch giãn như đau ngứa hay cảm giác nóng bỏng. Triệu chứng ở chân bị giãn tĩnh mạch như đau chân, mỏi chân, sưng chân. Nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới do chịu ảnh hưởng của nội tiết. Các triệu chứng thường nặng lên khi về cuối ngày, đặc biệt là sau khi đứng lâu. Nhưng nhìn chung, biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân giãn tĩnh mạch có thể thay đổi và kiểm soát được.

Vớ y khoa phòng ngừa và điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân chính là một trong những phương pháp hiệu quả được ưu tiên bên cạnh việc sử dụng thuốc. Vớ y khoa có khả năng tạo áp lực lên thành động mạch vùng chân để thu nhỏ quá trình giãn nở của mạch máu, giúp máu dễ dàng lưu thông đến tim một cách suôn sẻ.

Bản lĩnh đàn ôngmáy đo huyết ápHùng hymáy xông mũi họngmáy đo đường huyếtTre khỏe đẹp